DANH MỤC BÀI VIẾT

Biện Pháp Thi Công Hệ Thống Camera

Đăng bởi admin 24/12/2019 0 Bình luận Hướng Dẫn,

TÀI LIỆU BIỆN PHÁP THI CÔNG LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CAMERA

Biện pháp thi công hệ thống camera là tài liệu mô tả cách thi công và lắp đặt hệ thống dây dẫn, lắp đặt camera. Thường áp dụng trong các công trình, dự án có quy mô lớn với sự tham gia của nhiều đơn vị có liên quan. Đặc biệt là trong các gói thầu xây dựng, gói thầu thi công điện nhẹ cho các tòa nhà, cao ốc, chung cư. 

bien phap thi cong camera

Với các dự án có khối lượng công việc lớn, và nhiều hạng mục phải bám tiến độ thi công tại công trình liên quan để việc phối hợp giữa các đơn vị thì tài liệu mô tả phương án, biện pháp thi công là vô cùng cần thiết. Để các bên đi đến thống nhất, đặc biệt là chủ đầu tư, đơn vị giám sát phê duyệt cách làm để nhà thầu tiến hành lắp đặt đúng yêu cầu. 

biện pháp thi công camera Tài liệu biện pháp thi công hệ thống camera (áp dụng cho dự án)

1. Các quy định về an toàn. 

Mỗi công trình sẽ có những quy định khác nhau về an toàn lao động, Nhưng chung quy cũng là để đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho anh em kỹ thuật, công nhân trong suốt quá trình thi công. Vì chúng ta biết rằng khi một sự cố tai nạn lao động xảy ra, Trách nhiệm và những hệ lụy đi theo là rất lớn. Nên các quy định về an toàn là phần bắt bược trong tài liệu Biện Pháp Thi Công Hệ Thống Camera. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi xin đưa ra một số các quy định về an toàn trong quá trình lắp đặt camera như sau. 

  • An toàn khi đấu nối nguồn điện

  • An toàn khi làm việc trên cao

  • An toàn phóng chống cháy nổ

  • An toàn khi vận hành hệ thống xe nâng, thang nâng người

Tất cả các quy định về an toàn này đều đòi hỏi đơn vị thi công (nhà thầu) đảm bảo rằng, tất cả các công nhân, kỹ thuật viên trực tiếp lắp đặt và người giám sát trực tiếp đều phải được đào tạo và có các chứng chỉ về việc đã tham gia các khóa học an toàn lao động về các lĩnh vực này. Thoạt nghe có vẻ như điều này là thừa, là không cần thiết. Nhưng với đây gần như là điều kiện tiên quyết của mọi công trình để đảm bảo rằng mọi rủi ro về an toàn lao động đều được công nhân nhận biết và ý thức trước. Để có những ứng xử hợp lý trong quá trình thi công lắp đặt. Nếu bạn muốn tìm một đơn vị thi công hệ thống camera, điện nhẹ chuyên nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi. CameraViet chuyên cung cấp dịch vụ nhân công lắp đặt camera, và tích hợp hệ thống an ninh có chất lượng cao với đầy đủ chứng chỉ thi công cần thiết và đã được đào tạo 

1. Công tác chuẩn bị

Bên cạnh việc chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến hợp đồng. Biên bản xuất kho, Biên bản giao nhận. KTV phụ trách chính tại mỗi công trình buộc phải kiểm tra các vấn đề liên quan đến tổ đội của mình bao gồm:

# Công tác chuẩn bị vật tư đảm bảo an toàn trong quá trình thi công.

  • Đai an toàn.
  • Mũ bảo hộ
  • Giày bảo hộ
  • Mặt nạ phòng độc (cho các xưởng hóa chất, xưởng sơn, xử lý thải).
  • Kiểm tra thang rút, thang chữ A.
  • Xe nâng người (với các công trình có cao độ thi công lớn)

# Chuẩn bị bản vẽ thiết kế và vật tư nhãn 

KTV lắp đặt phải cập nhật bản vẽ thiết kế, layout vị trí mới nhất đã được phê duyệt. Chuẩn bị vật tư thi công, nhãn để đánh dấu trong quá trình thi công.

PHUONG AN THI CONG LAP CAMERA

  • Bản vẽ thiết kế
  • Bản quy hoạch tên camera và địa chỉ IP (Nếu chư có KTV phụ trách chính phải lên kế hoạch đánh số trước khi thi công).
  • Yêu cầu tổ đội khi thi công phải dùng tem nhãn đánh số đường dây theo nguyên tắc đánh số đầu xa.
  • Kiểm soát các code dây theo quy định để tránh nhầm lẫn khi đấu nối.

# Chuẩn bị vật tư thi công:

  • Liên hệ kho để lấy bảng danh mục vật tư công trình theo báo giá đã được duyệt. (Mã hàng, chủng loại, kích thước, số lượng từng loại cần phải được kiểm kê trước khi giao hàng vào kho chủ đầu tư).
  • Phụ kiện thi công: Băng keo, dây rút, đinh móc, vít sắt, vít nở, cáp gia cường, Co nối, Cây uống ống, Ống khò nối dây…v.v. Phải chuẩn bị đủ.
  • Đặc biệt các công trình ở xa trung tâm, trong KCN phải chuẩn bị kỹ tránh trường hợp thiếu vật tư phải di chuyển đi mua mất thời gian rất lâu.
  • Kiểm tra dụng cụ cá nhân (kìm, tô vít, búa, khoan, mủi khoan, cảo box…v.v) đảm bảo còn tốt và vận hành an toàn.

2. Biện pháp lắp đặt hệ thống camera

# Lắp cáp tín hiệu và cáp nguồn cho thiết bị. 

Với các công trình bản vẽ chưa chốt chính xác, chưa có điều kiện khảo sát. KTV phụ trách chính phải liên hệ với người giám sát bên chủ đầu tư chốt vị trí trước khi thi công (Dùng bút laser chốt vị trí, chụp hình và đánh dấu bằng bút lông dầu). Để các tổ đội thi công dây chính xác 100% tránh phát sinh di dời vị trí sau lắp đặt. Các vị trí cần chừa dây dự phòng cũng phải được đánh dấu cho tổ đội biết.

Chiều dài cáp tính toán, màu sắc phải đúng để phân biệt cáp tín hiệu và cáp nguồn.

  • Dây điện đỏ: dùng cho nguồn AC
  • Dây điện trắng: dùng cho nguồn DC

# Lưu ý khi rải dây tín hiệu

  • Hạn chế chạy cáp tín hiệu băng cắt đường dây 3 pha, tránh gây nhiểu tín hiệu.
  • Chuẩn bị cáp, đánh dấu cáp 2 đầu.
  • Cáp sẽ đi theo ống hoặc máng cáp hoặc vách xà gồ.
  • Cách điện cáp đảm bảo sau khi kéo cáp.
  • Trong lúc chờ lắp thiết bị, cáp phải được đánh dấu và cuộn tròn lại gọn gàng.
  • Kiểm tra và yêu cầu tư vấn duyệt và chấp nhận.

# Lưu ý khi lắp đặt camera

  • Camera được lắp đặt phải phù hợp với yêu cầu thiết kế, kỹ thuật của dự án.
  • Định vị để lắp ty treo, giá đỡ phải đảm bảo chắc chắn. Luôn bắn đủ 4 ốc dưới chân camera.
  • Lắp các đầu nối tín hiệu đúng kỹ thuật, siết chặt. Lắp doăng cao xu chống nước trước khi bấm đầu line.
  • Lắp camera vào ty treo, giá đỡ.
  • Khi cân chỉnh phải chọn hướng, góc quét của camera phù hợp để có hình ảnh đẹp, không bị lóa sáng.
  • Lắp hộp bảo vệ adaptor. Dùng cảo khoét lỗ luồn dây. Dây luôn được luồn vào từ phía dưới có độ võng để không cho nước mưa tràn vào hộp box.
  • Định vị, lắp ổ cắp nguồn và adaptor đặt trong hộp bảo vệ.
  • Kiểm tra kỹ thông số nguồn ra của adaptor có phù hợp với nguồn vào camera hay không.
  • Đối với camera ngoài trời phải siết chặt vỏ bảo vệ, tránh nước mưa, hơi ẩm xâm nhập.

# Lắp đặt trung tâm giám sát

  • Kiểm tra kỹ lưỡng các thiết bị có phù hợp yêu cầu thiết kế, yêu cầu kỹ thuật của dự án hay không.
  • Định vị, lắp tủ đựng thiết bị.
  • Lắp thiết bị vào tủ.
  • Kiểm tra nguồn cấp cho hệ thống có điện áp phù hợp hay không.
  • Lắp nguồn dự phòng cho hệ thống.
  • Lắp máng cáp theo tủ đựng thiết bị đã định vị.
  • Đo, cắt dây cáp tín hiệu và cáp nguồn theo tủ vàng máng đã định vị
  • Lắp các đầu nối vào dây cáp nguồn, cáp tín hiệu.
  • Cắm các dây cáp vào các thiết bị.
  • Lắp các đầu nối, dây nối tín hiệu chắc chắn vào camera.
  • Lắp khung treo màn hình phải đảm bảo chịu lực, đảm bảo cao độ như thiết kế.
  • Lắp màn hình vào khung treo, giá đỡ.
  • Kiểm tra lại lần cuối các kết nối giữa các thiết bị.

4. Nghiệm thu bàn giao

  • Kiểm tra tổng thể đấu nối toàn hệ thống.
  • Kiểm tra cấp nguồn toàn hệ thống.
  • Kiểm tra nhãn thiết bị. Tên thiết bị trên hệ thống so với thiết kế
  • Nghiệm thu kỹ thuật (test tất cả các camera lên hình sau lắp đặt). 5-7 ngày. Yêu cầu chủ đầu tư theo dõi và ghi nhận lỗi, các yều cầu di dời vào thành 1 danh sách.
  • Nghiệm thu bàn giao chính thức: tổ chức cân chỉnh hoàn thiện tất cả các vấn đề sau nghiệm thu kỹ thuật 1 lần. tổ chức hướng dẫn sử dụng, bàn giao tài liệu và nghiệm thu công trình.

Viết bình luận mới